Thủ Ấn Họa thoạt tiên phối hợp kỹ thuật mộc bản của ta và kỹ thuật tranh in hiện đại của châu Âu, được Tú Duyên chuyên tâm nghiên cứu và mở đường cho một bộ môn nghệ thuật độc đáo thế giới. Trong Thủ Ấn Họa, hoạ sĩ chỉ dùng một bản khắ c gỗ duy nhấ t, thay vì phải dùng mỗi màu một bản khắc, và dùng ngón tay thoa màu lên mộc bản.
Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng trung thành với đất nước và Hoàng đế nhà Trần, trở thành một ví dụ điển hình cho lòng anh dũng khẳng khái. “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.” là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm nước Việt Nam, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt.
Về tác phẩm TRÂ ̀ N BÌNH TRỌNG, hãy nghe chính tác giả trả lời nhà văn Nguyễn Ngu Í, phụ trách mục “Quan Niệm Mỹ Thuật” của tạp chí Bách Khoa (xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1975) :
Ta không có một hình một tượng gì của Trần Bình Trọng cả. Nhưng khảo sử, tôi được biết ông khi chết chưa quá bốn mươi, đang thời cường tráng. Một kẻ thất thế mà thốt câu đầy khí phách ấy phải là một người gân guốc, tâm hồn khoẻ mà thể xác cũng khoẻ. Càm bạnh, mày rậm, mắt to là tướng của kẻ hùng tôi căn cứ theo tuổi tác, theo thá trước cái chết và trước mồi phú quí để hình dung con người của kẻ bất khuất ấy. Tôi để ông ở trần, để giới thiệu cái ngực nở nang, cánh tay gân guốc. Sau ông, là thành quách cháy, hình ảnh của sự tàn phá dã man của quân Mông Cổ, dưới chân ông là cây đao nằm, tượng trưng sự thất thế. Hai tay bị trói, nhưng toàn người ông tiết ra một sự hiên ngang, hùng dũng không bờ, bất chấp tan tành sau lưng và cái chết trước mặt.
Tú Duyên cho biết, bức TRÂ ̀ N BÌNH TRỌNG có 30 ấn bản, nhưng vì là thủ ấn họa, màu sắc các bản khác nhau, nên mỗi bản đều có thể xem như bản gốc.
Estimate US$ 10,000 – 12,000
Thủ ấn họa, 1964
89cm x 50cm
Chữ ký bên dưới, góc trái.