Bùi Quang Ngọc (sinh năm 1934) là sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Việt Nam, ngay chiến thắng Điện Biên Phủ (1955-1957), với tên gọi khóa Tô Ngọc Vân, nhằm tưởng nhớ người thầy lớn của khóa mỹ thuật kháng chiến. Thời đó, Bùi Quang Ngọc được học những tên tuổi lớn như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ, Trần Đình Thọ… Về sau này, ông nổi danh với mảng ký họa, tranh chân dung và tranh khỏa thân, với bút pháp điêu luyện đến mức tự nhiên.
Tranh phong cảnh của ông, dù không nhiều, nhưng có cách tiếp cận và bút pháp riêng. Khi đặt chân đến Đà Lạt năm 1977, ông đã ứa nước mắt vì phong cảnh, nề nếp sống nơi đây quá khác nơi vợ con đang sống. Trong sự xúc động đó, ông đã vẽ khá nhiều ký họa và làm tư liệu, về sau ông hoàn tất. Như tác phẩm Đà Lạt 1977 tại phiên đấu giá này cũng vậy, ông có quá trình thai nghén từ năm 1977 đến 2000 mới hoàn chỉnh.
Đây cũng là dịp hiếm hoi mà Bùi Quang Ngọc chấp nhận gởi một tác phẩm đến phiên đấu giá, dù lời đề nghị trước đây không ít.